1. Giới thiệu về CTmail
CTmail là bản phát triển của Trung tâm Mạng và eLearning (CCNE) từ SquirrelMail - phần mềm trên nền Web cho giao tiếp thư điện tử - viết bằng PHP4. Nó được thiết kế để hỗ trợ truy nhập vào máy phục vụ thư từ bất cứ nơi nào trên thế giới qua dịch vụ WWW của Internet và giao thức IMAP. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết về giao thức IMAP và phương pháp thực thi nó, bạn có thể tìm ở imap.org.
1.1 - Những nét sơ bộ
Giao diện của CTmail được thể hiện thích hợp nhất trên màn hình có độ phân giải từ 1024 x 768 trở lên. Gồm hai phần: phần bên trái và phần bên phải. Phần bên trái hiển thị danh sách thư mục: HỘP THƯ (INBOX) và các thư mục con của nó. Thông tin chi tiết hơn về giao diện bên trái có thể xem ở phần Thư mục của tài liệu này.
Phần bên phải là giao diện làm việc chính. Dòng trên cùng của giao diện này là thanh thực đơn thứ nhất. Trên đó hiển thị tài khoản đăng nhập và tên đầy đủ của người dùng tài khoản ấy. Đăng xuất là lựa chọn bạn nên làm trước khi kết thúc phiên sử dụng; để máy phục vụ biết rằng bạn đã kết thúc phiên sử dụng và yêu cầu đăng nhập lại (đòi hỏi mật khẩu) khi bạn muốn sử dụng tiếp. Trong nhiều trường hợp nếu bạn đóng cửa sổ khi kết thúc phiên sử dụng mà không đăng xuất, người dùng khác có thể tiếp tục đọc được thư của bạn hay mạo danh bạn để gửi thư.
- Thanh thực đơn ở dòng thứ hai chứa những thực đơn chính của hệ thống:
- Soạn thư - Soạn thư và gửi thư với cả các tệp đính kèm nếu bạn muốn.
- Địa chỉ - Vào soạn thảo, cập nhật danh sách các địa chỉ trong sổ địa chỉ của bạn.
- Ds thư mục - Tất cả các thao tác với thư mục có thể thực hiện với thực đơn này: Tạo mới thư mục con, đổi tên, xóa, hủy bỏ (tạm thời) và khôi phục lại.
- Tùy biến - Bạn có thể dùng thực đơn này để thay đổi các thiết đặt hệ thống phù hợp với sở thích của mình.
- Tìm - Với thực đơn này bạn có thể tìm kiếm thư trong các hộp thư theo những tiêu chí xác định liên quan đến địa chỉ người gửi, người nhận, vài từ trong tiêu đề hay nội dung thư, ...
- Trợ giúp - Bạn đang dùng thực đơn này!
- Dòng để trống dưới thực đơn thứ hai là thanh trạng thái; là nơi hệ thống sẽ hiển thị các thông báo đã xử lý thành công hay không thành công một yêu cầu của bạn cùng vớ lý do không thành công.
- Phần tiếp theo là danh sách các thư trong một thư mục lựa chọn (mặc định là thư mục HỘP THƯ), với ba thực đơn ở phía trên danh sách thư: thực đơn thao tác thư, thực đơn hiển thị và thanh tiêu đề danh sách. Bạn có thể xem chi tiết ở phần Danh sách thư của tài liệu này.
1.2 - Lưu ý đặc biệt cho người mới sử dụng
CTmail hỗ trợ bộ lọc thư rác thông minh bằng thuật toán Bayes. Sự thông minh ở đây được hiểu theo nghĩa bạn có thể "dạy" cho nó ngày càng lọc chính xác hơn. Tuy nhiên ở lần đầu tiên bạn dùng CTmail, bộ lọc thư rác chưa được "dạy dỗ" gì nên nó có thể làm sai đến mức đẩy tất cả thư bạn nhận được vào Thư rác, khiến bạn tưởng rằng mình bị mất hết thư hay CTmail làm việc không tốt.
Hãy dạy bộ lọc thư theo cách:
Nếu phát hiện một thư rác chui vào HỘP THƯ (nghĩa là bộ lọc không nhận dạng được nó là thư rác), hãy đánh dấu thư này sau đó bấm vào . Bạn cũng có thể đánh dấu nhiều thư trước khi bấm vào .
Nếu phát hiện một thư không phải là thư rác nhưng bị đưa vào thư mục Thư rác (nghĩa là bộ lọc nhận dạng nhầm nó là thư rác), bạn phải qua hai bước:
- Đánh dấu thư, bấm vào . Vì CTmail quan niệm rằng, bạn sẽ chỉ biết nó không phải là thư rác sau khi đã đọc nó.
- Đánh dấu thư, sau đó bấm vào
Cùng với thời gian, bộ lọc sẽ làm việc ngày càng chính xác hơn. Nếu nghĩ rằng có thư bị mất, bạn hãy thử tìm nó bằng chức năng Tìm kiếm.
2 - Danh sách thư
Chức năng này hiển thị danh sách các thư trong thư mục thư lựa chọn.
2.1 - Danh sách thư
Sau khi bạn chọn một thư mục (bấm vào tên thư mục tương ứng trong giao diện bên trái), danh sách thư của thư mục này sẽ được trình diễn ở phần giao diện bên phải, với ba thực đơn là: thực đơn thao tác thư, thực đơn hiển thị và thanh tiêu đề danh sách.
Thực đơn thao tác thư, hơi phức tạp, với nhiều chức năng tác động đến những thư bạn đã đánh dấu trong danh sách
-
Bạn có thể chuyển những thư bạn đã đánh dấu đến một thư mục khác bằng cách chọn tên thư mục trong hộp danh sách thư mục
sau
đó bấm vào
-
Sau khi đánh dấu những thư nào đó trong danh sách, bạn có thể gửi chúng đi đến những địa chỉ khác bằng cách bấm vào
-
Bạn cũng có thể ấn định hàng loạt thư là thư mà bạn đã đọc hay chưa đọc; là thư rác hay không phải thư rác hoặc là xóa hàng loạt thư bằng cách: đánh dấu chúng trong danh sách, bấm tương ứng vào
hay
hay
hay
hay
-
Dòng cuối cùng của thanh thực đơn này là thông tin về Thư mục hiện
tại và thực đơn quyết định có hiển thị hay không các lựa chọn sắp
xếp danh sách thư Bỏ các lựa chọn sắp xếp hay Hiển thị các lựa chọn sắp
xếp
Thực đơn hiển thị, cho phép bạn xem từng trang danh sách (mỗi
trang có số lượng thư vừa đủ để bạn dễ quan sát). Bạn cũng có thể yêu cầu
Hiển thị tất cả các thư trong thư mục hiện tại hay lựa chọn Chia trang hiển
thị danh sách.
Thanh tiêu đề hiển thị tên các trường thông tin thư như: Người
gửi, Tiêu đề thư, Ngày giờ, Kích thước và Cờ thuộc tính
.
Ngoài ra hộp đánh dấu
trên
thanh này giúp người dùng đánh dấu nhanh tất cả các thư trong trang danh
sách thư. Những hình tam giác nho nhỏ trong thanh tiêu đề giúp người dùng
quyết định sắp xếp danh sách thư theo một thứ tự nào đó. Hiển nhiên, thứ tự
mặc định là theo thời gian: thư mới đến hiển thị ở những dòng đầu tiên.
Mỗi thư có thể có các cờ thuộc tính và ý nghĩa như sau:
-
-
thư đã trả lời
-
-
thư khẩn cấp
-
-
thư có tệp đính kèm
2.2 - Đánh dấu tất cả các thư trong một trang danh sách
Bạn có thể đánh dấu nhanh tất cả các thư trong một trang danh sách
để chuyển thư mục, xóa, báo là thư rác, báo là đã đọc, ... Để đánh dấu tất
cả các thư trong một trang danh sách, chỉ cần bấm vào
trên
thanh tiêu đề của danh sách.
2.3 - Đánh dấu tất cả các thư trong một thư mục thư
Để đánh dấu tất cả các thư trong một thư mục thư:
-
Bấm vào Hiển thị tất cả để vào chế độ hiển thị tất cả danh sách thư,
-
Bấm vào
trên
thanh tiêu đề của danh sách.
2.4 - Xóa thư trong Sọt rác
Sau khi bị xóa, thư được đưa vào Sọt rác là một giải pháp an toàn
đã phổ biến. Để lỡ ra xóa nhầm bạn có thể khôi phục lại được. Nếu muốn xóa
(vĩnh viễn) tất cả các thư trong Sọt rác bạn chỉ cần bấm vào ngọn lửa
phía
bên phải Sọt rác. Chú ý rằng ngọn lửa này chỉ xuất hiện khi Sọt rác không
rỗng.
Bạn cũng có thể lựa chọn Không dùng thư mục Sọt rác trong thực đơn
Tùy biến để các thư khi bị xóa sẽ không được lưu lại ở Sọt rác mà là bị xóa
"vĩnh viễn" ngay.
3 - Đọc một thư điện tử
Bấm vào tiêu đề của một thư nào đó. Nội dung thư sẽ được hiển thị.
Có một chút thuận lợi nho nhỏ là CTmail hỗ trợ mầu hiển thị nội dung thư.
Các địa chỉ mang liên kết động, có màu sắc khác biệt, bạn có thể bấm vào
chúng để gửi thư. Trong những thư hồi đáp, phần nội dung thư cũ không những
được đặt sau dấu ">" mà còn có màu khác với phần trả lời giúp bạn dễ phân
biệt khi đọc.
Bạn cũng có thêm một thanh thực đơn nữa bao gồm ba nhóm lựa chọn.
Phía bên trái là các lựa chọn quay về Danh sách thư và Xóa thư. Ở giữa là
các lựa chọn cho bạn đọc thư trước (Về trước) hay thư kế tiếp (Xem tiếp).
Phía phải là các lựa chọn Gửi đi tiếp để gửi thư tới địa chỉ khác, Gửi đi
như tệp đính kèm để bạn gửi thư đi tiếp như một tệp đính kèm. Hồi đáp và Hồi
đáp cho tất cả để bạn vào soạn thảo thư trả lời.
Phía dưới thanh thực đơn ấy là vùng hiển thị các thông tin biên
nhận thư bao gồm: Tiêu đề thư, Người gửi, Ngày giờ, ... Phím lệnh
Thêm
vào sổ địa chỉ hỗ trợ khả năng cập nhật nhanh chóng các địa chỉ có trong thư
vào Sổ địa chỉ của bạn. Ngoài ra, các tùy biến ở dòng dưới cùng của vùng này
còn cho phép bạn Hiển thị toàn bộ thông tin biên nhận thư hay toàn bộ thư ở
dạng chi tiết hay thư ở định dạng bản in.
3.1 - Danh sách thư
Bấm vào Ds thư để trở lại danh thư của thư mục bạn đã chọn trước đó.
3.2 - Xóa
Nếu bấm vào Xóa, thư bạn đang đọc sẽ bị xóa. Tất cả các tệp đính
kèm cũng sẽ bị xóa theo. Vì vậy để tránh mất các tệp đính kèm, bạn cần tải
chúng về trước khi xóa thư (Xem phần 3.11. Các tệp đính kèm). Mặt khác, chú
ý rằng hành động Xóa ở đây chỉ có nghĩa là chuyển thư về thư mục Sọt rác
(Trash), vì vậy bạn cũng có thể vào thư mục Sọt rác để lấy lại thư.
3.3 - Về trước, Đọc tiếp
Hai lựa chọn này nằm giữa thanh thực đơn thứ ba của giao diện đọc
thư. Về trước giúp bạn đọc được thư trước đó mà không cần phải quay trở lại
bảng danh sách thư. Tương tự Xem tiếp giúp bạn đọc được nội dung của thư kế
tiếp.
3.4 - Gửi đi tiếp
Khi bạn bấm vào lựa chọn này, bạn sẽ vào cửa sổ soạn thư để gửi
tiếp nội dung thư tới địa chỉ khác. Bạn sẽ thây ô nhập liệu được điền xâu
"[Fwd:", tiếp theo là tiêu đề thư, cuối cùng là ký tự "]". Các ô nhập liệu
Người nhận, ... chờ bạn nhập các địa chỉ. Các thông tin về thư được đặt giữa
dòng "--Original Message--" và dòng "----------". Cuối cùng là phần nội dung
của thư. Bạn cũng có thể bổ sung thêm những gì thấy là cần thiết vào cuối
thư cũng như có thể đính kèm tệp.
3.5 - Gửi đi như tệp đính kèm
Với lựa chọn này bạn sẽ vào cửa sổ soạn thảo thư để gửi thư đang đọc tới
địa chỉ khác như một tệp đính kèm.
3.6 - Hồi đáp
Bấm vào lựa chọn này bạn sẽ vào cử sổ soạn thảo thư trả lời cho
người gửi. Xâu "Re:" được tự động thêm vào ô nhập Tiêu đề thư. Nội dung của
thư mà bạn đã nhận được sẽ cũng được điền vào vùng sọan thảo nội dung thư
với ký tự đầu dòng ">". Bạn cũng có thể thấy đôi dòng trong phần này không
bắt đầu với ký tự ">", đó là vì chế độ tự động căn dòng. Bạn có thể khắc
phục điều này bằng cách đặt giá trị số đủ lớn cho lựa chọn Số ký tự căn
dòng trong vùng hiển thị nội dung thư đến trong thực đơn Tùy biến của hệ
thống. Bạn có thể soạn thảo thư trả lời trong vùng soạn thảo thư như bình
thường, kể cả đính kèm tệp.
3.7 - Hồi đáp cho tất cả
Lựa chọn này giống như lựa chọn Hồi đáp ngoại trừ rằng tất cả các
địa chỉ được liệt kê trong phần biên nhận của thư được điền vào ô Người
nhận.
3.8 - Hiển thị toàn bộ thông tin biên nhận thư
Lựa chọn này dùng khi bạn muốn xem toàn bộ thông tin biên nhận thư
khi nó được tiếp nhận. Bao gồm cả các bộ định tuyến mà thư đi qua để đến
đích và rất nhiều thông tin chi tiết khác nữa.
3.9 - Hiển thị dạng bản in
Nếu bạn muốn in thư, bạn sẽ sử dụng lựa chọn này. Một cửa sổ mới sẽ
được mở để hiển thị thư nhưng tất cả các thông tin không cần thiết sẽ bị
lược bỏ, sẵn sàng cho bạn in ra giấy. Trong cửa sổ này bạn có thể bấm nút
In để in thư hay bấm Đóng cửa sổ để trở về cửa sổ đọc thư.
3.10 - Tải về như một tệp
Là lựa chọn ở dưới phần nội dung thư. Nó cho phép bạn ghi lại thư
như một tệp văn bản trên đĩa bao gồm phần thông tin về thư và phần nội dung
thư.
3.11 - Các tệp đính kèm
Tất cả các tệp đính kèm theo thư sẽ được hiển thị ở phía dưới phần
nội dung thư với màu phân biệt. Bấm chuột lên tên các tệp đính kèm bạn có
thể trình diễn chúng bằng các chương trình tương ứng với kiểu của tệp. Bạn
cũng có thể tải về ghi lại trên đĩa bằng cách bấm vào lựa chọn Tải về ở phía
phải tên tệp.
4 - Soạn thư
Thực đơn Soạn thư sẽ đưa bạn tới một giao diện mới: giao diện soạn
thảo thư. Trong giao diện này bạn sẽ thấy một số ô nhập liệu mà tùy theo
cách giao diện này được kích hoạt một số ô đã được điền các giá trị xác
định.
4.1 - Người gửi
Ô Người gửi sẽ chỉ xuất hiện khi tài khoản sử dụng của bạn
có nhiều định danh (xem phần Tùy biến, Thông tin cá nhân). Bạn có thể
chọn định danh mong muốn, thông tin này sẽ xuất hiện trong thư ở phía nhận
tại dòng thông tin về người gửi.
4.2 - Người nhận
Tiếp theo là ô Người nhận để bạn điền vào địa chỉ người
nhận. Bạn có thể nhập vào nhiều địa chỉ nếu muốn, các địa chỉ này phải được
phân cách bởi dấu phảy. Bạn cũng có thể dùng nút Địa chỉ để chọn địa
chỉ điền vào ô nhập liệu này. Xin đừng lo lắng nếu bạn không nhìn thấy đầy
đủ địa chỉ người nhận trong ô nhập liệu; vì mặc dù ô này có kích thước cố
định, nhưng tất cả thông tin bạn nhập vào đều được ghi nhận đầy đủ. Bạn có
thể di chuyển con trỏ trong ô này về phía phải hay trái để thấy được toàn bộ
thông tin đã nhập.
4.3 - Đồng gửi
Đồng gửi (hay CC là viết tắt của Carbon Copy - bản sao dùng giấy than). Nếu bạn muốn gửi thêm một bản sao chép của thư đến một địa chỉ khác nữa hãy dùng lựa chọn này. Tại phía nhận, danh sách các địa chỉ này được ghi trong phần thông tin đồng gửi của thư.
4.4 - Bcc
Đồng gửi (ẩn), nguyên gốc tiếng Anh là BCC (viết tắt của Blind Carbon Copy). Lựa chọn này có ý nghĩa hoàn toàn giống như Đồng gửi, ngoại trừ một điều là danh sách các địa chỉ trong ô này sẽ không xuất hiện trên thư tại phía nhận.
4.5 - Tiêu đề
Bạn hãy nhập một vài thông tin thích hợp vào ô này để người nhận có
được hiểu biết nào đó tương ứng về nội dung thư. Những người nhận luôn cẩn
thận đề phòng virus máy tính nói chung sẽ không đọc thư không có tiêu đề,
đặc biệt là khi không biết rõ về người gửi.
4.6 - Phím lệnh Địa chỉ
Phím lệnh Địa chỉ, khi được bấm sẽ hiển thị giao diện Sổ địa
chỉ cùng với giao diện Tìm trong sổ địa chỉ. Nếu bạn sử dụng giao diện Tìm
trong sổ địa chỉ, bạn phải nhập thông tin vào ô nhập liệu Tìm, sau đó
bấm vào phím lệnh Tìm. Nếu bạn muốn xem danh sách toàn bộ các địa chỉ
trong sổ địa chỉ hãy bấm vào phím lệnh Liệt kê toàn bộ. Giao diện Sổ
địa chỉ có đầy đủ các chức năng cần thiết. Thông tin chi tiết về giao diện
này hãy xem trong 5. Địa chỉ.
4.7 - Phím lệnh Ghi như bản nháp
Nếu bạn đang soạn thảo thư mà vì một lý do nào đó chưa thể gửi thư đi
ngay, bạn có thể bấm vào phím lệnh Ghi như bản nháp để lưu lại thư
vào thư mục Nháp (Draft) và đọc lại để soạn thảo tiếp khi cần.
4.8 - Mức khẩn cấp
Nếu được thiết đặt bở người quản trị hệ thống, bạn có thể ấn định
mức độ khẩn cấp của thư qua hộp danh sách lựa chọn với một trong các giá
trị: Khẩn cấp, Bình thường và Không khẩn cấp. Thư khẩn cấp sẽ được báo hiệu
ở phía người nhận với ký tự '!' trong danh sách thư. Tất nhiên bạn cũng nên
chú ý rằng sự lạm dụng khả năng này sẽ làm mất ý nghĩa của nó trong thực tế.
4.9 - Vùng soạn thảo thư
Vùng soạn thảo thư là vùng hình chữ nhật nằm ngay dưới các phím
lệnh. Đây là vùng để bạn nhập vào phần nội dung của thue. Nếu bạn có tệp chữ
ký nó cũng sẽ được thể hiện trong vùng này.
4.10 - Đính kèm
Thanh thực đơn dưới cùng cho phép bạn đính kèm tệp vào thư. Tệp
đính kèm phải nằm trên ổ đĩa của máy hay trên các tài nguyên mạng nội bộ mà
bạn có quyền truy cập. Phím lệnh Browser được sử dụng để bạn duyệt và
chọn tệp. Bạn cũng có thể nhập trực tiếp tên tệp và đường dẫn, nếu bạn biết
chính xác, vào ô nhập liệu Đính kèm. Sau đó bấm phím lệnh Thêm để
đính kèm tệp vào thư.
Bạn phải làm từng tệp một nếu muốn đính kèm nhiều tệp. Xóa đi một
tệp trong danh sách tệp đính kèm được thực hiện bằng cách bấm vào ô kiểm tra
và bấm vào phím lệnh Xóa.
5 - Địa chỉ
Sổ địa chỉ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và thao tác vì
nó lưu trữ những địa chỉ bạn thường xuyên sử dụng. Với CTmail bạn cũng sẽ
được hỗ trợ các thông tin từ máy phục vụ LDAP (Thường được các trường đại
học và các tập đoàn sử dụng khi phải quản lý một không gian địa chỉ rộng
lớn).
Nếu bộ duyệt web của bạn hỗ trợ thực hiện kịch bản Java bạn có thể
thiết đặt sử dụng sổ địa chỉ trên nền kịch bản Java (trong lựa chọn Thiết
đặt chế độ hiển thị của thực đơn Tùy biến). Với thiết đặt này bạn sẽ có
một giao diện thuận lợi và thú vị hơn khi cần lấy tin từ sổ địa chỉ. Bình
thường, CTmail để mặc định sổ địa chỉ làm việc ở dạng HTML để bạn có thể
dùng các bộ duyệt web không hỗ trợ kịch bản Java.
5.1 - Bí danh
Hãy nhập vào ô này những thông tin ngắn gọn như một cái tên sao cho
gợi nhớ nhất tới người nhận và địa chỉ của họ. Chú ý rằng, Sổ địa chỉ lấy bí
danh làm thông tin khóa để phân biệt người này với những người khác nên nó
phải là duy nhất và không được chứa ký tự trống.
5.2 - Địa chỉ thư điện tử
Trong ô nhập liệu này bạn phải nhập đầy đủ và chính xác một địa chỉ
thư điện tử. Nếu bạn nhập vào một địa chỉ không đúng, thư sẽ bị trả lại dưới
hình thức một thư báo lỗi không chuyển được thư.
Xin được nhắc lại một chút là cấu trúc một địa chỉ thư điện tử gồm
hai phần nối tiếp nhau bởi ký tự '@'. Phần bên trái ký tự này là định danh
của người nhận, ví dụ như "suplo". Phần bên phải là tên miền của địa chỉ bao
gồm tên tắt của đơn vị, tên tắt của tổ chức, tên tắt của lĩnh vực hoạt động
của tổ chức (như edu, com, net, gov, mil hay org), cuối cùng là tên tắt của
quốc gia, tất cả được nối lại với nhau bởi những dấu chấm (.); ví dụ:
hus.vnu.edu.vn. Từ hai ví dụ trên, ta có ví dụ địa chỉ đầy đủ của một thư
điện tử: suplo@hus.vnu.edu.vn.
5.3 - Ghi chú
Trong ô nhập liệu này, bạn có thể nhập thêm một số thông tin khác
giúp bạn nhớ, phân biệt được với những người nhận hay địa chỉ khác. Tại đây
bạn có thể nhập dài hơn trong ô bí danh. Chẳng hạn như: Bác sĩ vui tính, Báo
KH và ĐS.
5.4 - Biên tập lại địa chỉ đã chọn hay Xóa
Các phím lệnh này cho phép bạn soạn thảo lại hay xóa đi một địa chỉ
trong sổ địa chỉ sau khi bạn đã chọn bằng cách đánh dấu ở hộp chọn tương
ứng. Bạn chỉ có thể soạn thảo lại một địa chỉ mỗi lần.
5.5 - Cập nhật
Trước khi bấm phím lệnh Cập nhật bạn phải điền đầy đủ thông
tin cho hai ô Bí danh, Địa chỉ thư điện tử. Họ và Tên được điền đầy đủ hay
chỉ điền một trong hai ô. Ghi chú là không bắt buộc. Các thông tin trên sẽ
được lưu trữ trong sổ địa chỉ.
5.6 - LDAP
LDAP là máy phục vụ lưu trữ tập trung cho phép truy cập thông tin
từ xa. Ví dụ: một trường đại học dùng LDAP như một máy phục vụ duy nhất lưu
trữ tất cả địa chỉ thư điện tử của cán bộ, sinh viên và các đơn vị trong
trường. ĐHQGHN cũng đã thiết lập máy phục vụ LDAP, nhờ đó mà CTmail có khả
năng tự lập danh sách tất cả địa chỉ thư điện tử lấy từ LDAP, và để gửi thư
cho người dùng trong ĐHQGHN bạn không cần phải gõ tên miền @vnu.edu.vn.
CTmail thực sự là giải pháp rất mạnh trong việc tập hợp tất cả các địa chỉ
lấy từ LDAP và các địa chỉ riêng của bạn trong một sổ địa chỉ duy nhất.
LDAP đã được thiết đặt như một đầu vào đối với hệ thống thư điện
tử; Và có người quản trị. Bạn cần liên lạc với người quản trị để được hướng
dẫn, trợ giúp mỗi khi cần thiết.
6 - Các thư mục
Bạn có thể khởi tạo nhiều thư mục và lưu trữ thư trong những thư
mục khác nhau. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn có nhiều thư và muốn xắp
xếp chúng một cách có tổ chức. Lựa chọn Ds thư mục trên thanh thực đơn thứ
hai cho phép bạn thao tác với các thư mục của mình.
6.1 - Các thư mục sử dụng và Giao diện phía bên trái
Các thư mục hiện đang sử dụng được liệt kê với màu khác biệt ở phía
trái cửa sổ. Danh sách này có thể được thiết đặt ở chế độ tự động làm
tươi (tự động đọc lại từ máy phục vụ) bằng lựa chọn Tự động đọc lại
danh sách thư mục trong thực đơn Tùy biến. Trên cùng của phần giao diện
bên trái là tiêu đề in đậm Danh sách thư mục. Nếu có những thay đổi
đối với các thư mục đang dùng từ các lựa chọn Thiết đặt chế độ thư mục
của thực đơn Tùy biến, bạn có thể làm tươi lại danh sách thư mục bằng cách
bấm vào lựa chọn (
Đọc lại).
Thư mục đầu tiên là thư mục gốc của bạn, nó chứa tất cả các thư
tới, gọi là HÔP THƯ (INBOX). Bên phải HÔP THƯ có giá trị số đặt trong cặp
dấu "()" biểu thị số thư chưa đọc. Tùy theo thiết đặt của bạn (xem Tùy biến)
mà giá trị này có thể là (số thư chưa đọc / tổng số thư) trong HỘP THƯ. Tất
cả các thư mục khác là thư mục con của HỘP THƯ. Luôn có ba thư mục con mặc
định là Đã gửi (Sent), Sọt rác (Trash) và Nháp (Draft). Màu hiển thị tên của
các thư mục này có thể thiết đặt trong thực đơn Tùy biến. Bạn cũng có thể
khởi tạo các thư mục mới và lựa chọn chúng làm thư mục chứa các thư đã gửi,
đã xóa hay nháp bằng i>Các lựa chọn đối với các thư mục Sọt rác, Đã gửi và
Nháp trong thực đơn Tùy biến. Khi đó những thư mục này trở thành các thư
mục mặc định và bạn có thể xóa được các thư mục với tên mặc định cũ của hệ
thống.
6.2 - Khởi tạo
Rất đơn giản, bạn có thể tạo mới một thư mục bằng cách nhập tên thư
mục vào ô nhập liệu Tạo mới thư mục, chọn thư mục mẹ trong hộp danh sách
phía dưới và bấm phím lệnh Khởi tạo.
Trên một số máy phục vụ, có hai kiểu thư mục. Một kiểu chỉ chứa
thư, một kiểu khác chỉ chứa các thư mục con. Trong trường hợp này bạn sẽ
nhìn thấy một lựa chọn là "Cho phép thư mục này chứa thư mục con".
Cũng tùy theo máy phục vụ mà bạn có thể đặt tên thư mục có chứa ký tự đặc
biệt kể cả ký tự trống hay không.
6.3 - Đổi tên
Bạn có thể đổi tên bất kỳ thư mục nào xuất hiện trong hộp danh sách
phía trái phím lệnh Đổi tên. Chú ý rằng danh sách này không chứa tất
cả các thư mục xuất hiện trong giao diện phía trái, vì bạn không thể đổi tên
các thư mục mặc định (Đã gửi - Sent, Sọt rác - Trash và Nháp - Draft và HỘP
THƯ - INBOX).
6.4 - Xóa
Bạn có thể xóa bất cứ thư mục nào mà bạn đã khởi tạo, chúng sẽ xuất
hiện trong hộp danh sách phía trái phím lệnh Xóa. Chú ý rằng danh
sách này không bao gồm tất cả các thư mục vì bạn không thể xóa các thư mục
mặc định, tất nhiên bạn cũng không thể xóa thư mục HỘP THƯ - INBOX.
6.5 - Hủy bỏ và Khôi phục
Khái niệm:
Hủy bỏ: Khai báo không sử dụng một hay một số thư mục mà bạn đã
khởi tạo.
Khôi phục: Khai báo tái sử dụng các thư mục mà bạn đã khai báo hủy
bỏ không dùng.
Bạn có thể chọn một hay nhiều thư mục từ một hộp danh sách phía
trên các phím lệnh Hủy bỏ hay Khôi phục, sau đó bấm vào phím
lệnh tương ứng để hủy bỏ hay khôi phục các thư mục này. Bạn sẽ nhận thấy tên
các thư mục này được chuyển sang hộp danh sách bên cạnh. Chú ý rằng nếu
không có thư mục nào có thể hủy bỏ hay khôi phục thì sẽ không xuất hiện các
hộp danh sách tương ứng.
7 - Tùy biến
Một trong những nét rất mạnh, đáng chú ý của CTmail là khả năng tùy
biến theo những chỉ định của người dùng. Tùy theo cấu hình hệ thống do người
quản trị thiết đặt, bạn sẽ có thể lựa chọn về bảng màu, bảng ký tự, ngôn ngữ
cũng như danh sách thư mục, ... Tất cả những thay đổi theo lựa chọn của bạn
sẽ không gây ảnh hưởng tới những người dùng khác của hệ thống.
Thực đơn Tùy biến có ít nhất năm phần chính là: Thông tin cá nhân, Thiết đặt
chế độ hiển thị, Làm nổi bật thư mới trong danh sách hiển thị, Thiết đặt chế
độ thư mục, Thứ tự sắp xếp. Có thể có thêm một số phần khác nữa, như đã nói
là phụ thuộc vào cách cài đặt và cấu hình hệ thống của người quản trị.
7.1 - Thông tin cá nhân
Họ và tên
Bạn sẽ nhập vào họ và tên dạng đầy đủ của bạn ở ô nhập liệu này. Nó
sẽ được hiển thị trong trường thông tin người gửi khi thư của bạn đến đích.
Ví dụ: Nếu bạn nhập là Lý Thì Thắng, thì người nhận thư sẽ nhìn thấy thông
tin người gửi là Lý Thì Thắng, thay cho địa chỉ thư điện tử
thanglt@vnu.edu.vn.
Địa chỉ thư điện tử
Không bắt buộc - Nếu bạn có địa chỉ thư điện tử khác với địa chỉ
trong hệ thống này, bạn có thể nhập thêm vào ô nhập liệu này.
Địa chỉ nhận hồi đáp
Không bắt buộc - Là địa chỉ mà người nhận sẽ gửi thư hồi đáp
cho bạn, nếu bạn muốn nhận thư hồi đáp qua một địa chỉ khác với địa chỉ bạn
có trong hệ thống này. Lựa chọn này đôi khi có ích, ví dụ bạn muốn người
nhận trả lời cho bạn qua địa chỉ của bạn trên Yahoo chứ không phải qua địa
chỉ ở cơ quan.
Nhiều định danh
Bấm vào liên kết Soạn thảo để vào soạn thảo nhiều định danh. Lựa
chọn này có thể có ích nếu bạn muốn gửi thư với định danh người gửi khác
nhau (ví dụ như để phân biệt thư gia đình với thư công việc). Trong trang
soạn thảo nhiều định danh, bạn có thể thêm vào bao nhiêu định danh cũng
được. Khi gửi thư, bạn sẽ phải chọn một trong số các định danh này.
Chữ ký
Không bắt buộc - Chữ ký được tự động thêm vào ở cuối tất cả
các thư bạn gửi. Để dùng chữ ký này bạn cũng phải bấm vào phím radio Đồng ý
dùng chữ ký ở phía dưới.
Các lựa chọn trích dẫn trong thư hồi đáp
Khi bạn gửi thư hồi đáp, bạn sẽ nhìn thấy nội dung thư đã nhận được
trong vùng soạn thảo thư. Trước phần này, bạn có thể lựa chọn để đưa vào câu
trích dẫn như: Ngày ... 'tác giả' viết: hay 'Tác giả' viết:, ... Chú ý rằng
chữ 'Tác giả' sẽ được thay thế bởi tên hay địa chỉ người gửi thư cho bạn.
Dưới đây là chi tiết về các lựa chọn :
-
Không dùng: Sẽ không có dòng trích dẫn nào được đưa vào. Phần
nội dung thư bạn nhận được chỉ đơn giản được đặt sau các ký tự ">".
-
Tác giả viết: Lựa chọn này sẽ sinh ra dòng: Lý Thì Thắng viết:
trước phần nội dung thư mà Lý Thì Thắng gửi cho bạn.
-
Đặt người viết trong dấu nháy: Lựa chọn này sẽ sinh ra dòng:
-
Người dùng định nghĩa: Lựa chọn này cho phép bạn định
nghĩa dòng trích dẫn. Trong ô nhập liệu thứ nhất bạn có thể nhập vào
phần đầu, trong ô thứ hai, bạn có thể nhập vào phần cuối của trích dẫn.
Giữa hai phần này hệ thống sẽ tự chèn vào tên của người đã gửi thư cho
bạn.
7.2 - Thiết đặt chế độ hiển thị
Bảng mầu
CTmail hỗ trợ một số bảng màu khác nhau để bạn lựa chọn. Mỗi bảng
màu định nghĩa toàn bộ màu sắc nền, chữ, thực đơn, liên kết, ... trong tất
cả các giao diện.
Kiểu chữ
CTmail cũng hỗ trợ sẵn một bảng các kiểu và kích thước chữ để bạn lựa
chọn.
Ngôn ngữ
Bản CTmail cài đặt trên VNUnet là bản phát triển của Trung tâm Mạng
và eLearning, Trường Đại học Công nghệ từ SquirrelMail phiên bản 1.4.8-2.
Bản này được cài đặt với ngôn ngữ sử dụng mặc định là tiếng Việt. Tuy nhiên
nếu bạn là người nước ngoài sang thăm hay công tác tại ĐHQGHN, bạn có thể sử
dụng ngôn ngữ khác: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung, Nhật, Hàn, ... từ hộp danh
sách các ngôn ngữ. Sau khi chọn ngôn ngữ khác, bạn nên khởi động lại bộ
duyệt Web, nếu không bạn có thể thấy rằng giao diện thư mục bên trái vẫn
không được hiển thị chuẩn xác. Bạn cũng cần chú ý thêm các điểm sau đây:
-
1. Hệ thống không thể chuyển ngữ nội dung thư.
-
2. Giao diện đăng nhập luôn là giao diện tiếng Việt, vì trước
khi bạn đăng nhập, hệ thống không biết bạn là ai để có thể chọn đúng
ngôn ngữ bạn đã chỉ định.
-
3. Trừ lựa chọn sử dụng tiếng Việt, danh sách thư mục với các
ngôn ngữ khác chỉ được chuyển ngữ đối với INBOX, còn các thư mục con
khác: Draft, Sent, Trash vẫn là tiếng Anh.
-
4. Trừ lựa chọn sử dụng tiếng Việt, đôi chỗ trong các giao diện
hệ thống vẫn còn dùng tiếng Anh. Phần trợ giúp đôi khi chỉ có bản tiếng
Anh.
Mặc dù đã rất cố gắng và làm việc rất tỉ mỷ, bản CTmail hiện tại
chắc vẫn còn những khiếm khuyết, rất mong các bạn đồng nghiệp và người dùng
góp ý để chúng tôi sửa chữa, bổ sung. Mọi ý kiến xin gửi về theo địa chỉ
hainn@vnu.edu.vn. Xin chân thành cảm ơn.
Sử dụng kịch bản Java
Một trong những mục đích chính của đội phát triển SquirrelMail (và
CTmail) là tạo ra một sản phẩm không cần dùng kịch bản Java. Tuy nhiên một
số thành viên lại đã viết một mô đun Sổ địa chỉ rất tốt với kịch bản Java,
nên thay vì bỏ không dùng nó chúng tôi để bạn chọn sử dụng kịch bản Java hay
không. Bạn có thể chọn Luôn dùng hay Không dùng hay để ở chế
độ Tự động.
Số thư trong một trang danh sách thư
Đây là số thư được liệt kê trong một trang danh sách thư. Nếu thư
mục nào đó có nhiều thư hơn số lượng này thì chúng sẽ được hiển thị trong
các trang kế tiếp nhau. Bạn có thể bấm vào Về trước hay Xem tiếp để duyệt
thư từ các trang này. Bạn cũng có thể bấm vào Hiển thị tất cả để đọc được
danh sách tất cả các thư trong thư mục.
Đổi màu qua các dòng
Nếu bạn chọn Đồng ý các dòng kề nhau trong danh sách thư sẽ được
hiển thị bằng các màu khác nhau để bạn dễ phân biệt. Chú ý rằng trong thực
đơn Làm nổi bật thư trong danh sách hiển thị bạn còn có thể ấn định
màu của những thư đáng chú ý theo tiêu chuẩn lựa chọn riêng của bạn.
Chọn được trang
Nếu bạn chọn đồng ý, trên các dòng thực đơn con trước và sau danh
sách thư sẽ xuất hiện số thứ tự các trang danh sách thư của thư mục. Bạn có
thể bấm vào một trong các số thứ tự này để nhảy đến xem trực tiếp trang đó.
Giá trị số bạn nhập vào Số trang tối đa sẽ hiển thị ấn định các số
thứ tự trang sẽ được hiển thị trong hai thực đơn con nói trên.
Luôn hiển thị ngày ở dạng đầy đủ
Nếu bạn chọn đồng ý, ngày tháng trong biên nhận thư luôn hiển thị ở dạng
đầy đủ. Ví dụ: Thứ 2, 11 tháng 10, 2004 11:30 am.
Số ký tự căn dòng trong vùng hiển thị nội dung thư đến
Giá trị số của chỉ định này ấn định số ký tối đa tự trên một dòng
dùng tự động căn dòng trong vùng hiển thị nội dung thư đến, nhằm tránh cho
bạn không phải cuộn ngang trên màn hình khi đọc thư. 86 là gía trị an toàn
thường được lựa chọn, trừ khi bạn chọn cỡ chữ quá lớn cho vùng hiển thị này.
Bạn cũng có thể thay đổi tùy ý giá trị này cho phù hợp với sở thích của
mình.
Bề rộng của vùng soạn thảo thư
Chỉ định số ký tự tối đa trên một dòng dùng căn dòng trong vùng
soạn thảo thư. Nếu bạn đặt giá trị quá lớn, bạn sẽ phải dùng đến thanh cuộn
ngang.
Chiều cao của vùng soạn thảo thư
Chỉ định số dòng hiển thị trong vùng soạn thảo thư. Nếu thư của bạn
dài hơn số quy định này, sẽ xuất hiện thanh cuộn đứng để bạn đọc lại thư.
Vị trí các phím lệnh khi soạn thảo
Chỉ định vị trí các phím lệnh Chữ ký, Địa chỉ, Ghi như
bản nháp, Gửi, ... trong cửa sổ soạn thảo thư. Các tùy chọn là
Trên cùng, Giữa Tiêu đề và phần nội dung thư hay Dưới cùng.
Định dạng sổ địa chỉ
Chọn cách thức hiển thị sổ địa chỉ. Nếu bạn muốn khả năng tương
thích hoàn toàn với mọi bộ duyệt web, hãy chọn định dạng HTML. Chọn
Kịch bản Java nếu bạn biết chắc trình duyệt web của bạn hỗ trợ Java,
lựa chọn này sẽ hiển thị sổ địa chỉ ở dạng rất thuận lợi cho bạn khi muốn
lấy địa chỉ trong soạn thảo thư.
Mặc định hiển thị thư ở dạng HTML
Nếu bạn nhận được thư ở cả định dạng văn bản mộc và định dạng HTML,
bạn có thể lựa chọn hiển thị thư ở dạng văn bản mộc hay HTML.
Cho phép gửi thư đi tiếp như tệp đính kèm
Nếu chọn Đồng ý, khi đọc nội dung thư, bạn sẽ thấy trong giao diện
đọc thư có lựa chọn Gửi đi tiếp như một tệp đính kèm.
Cho phép đồng gửi khi gửi thư đi tiếp
Bạn có thể nhập thông tin cho ô nhập liệu Đồng gửi khi gửi thư đi
tiếp.
Cho phép đồng gửi đến chính mình khi Hồi đáp cho tất cả
Hồi đáp cho tất cả sẽ gửi thư tới tất cả các địa chỉ trong biên
nhận thư, kể cả chính bạn (người đã nhận thư). Để tránh việc thư hồi đáp này
lại được gửi cho chính bạn, hãy chọn Không.
Hiển thị cả thông tin về hệ chuyển thư
Nếu bạn chọn đồng ý, thông tin về hệ chuyển thư (tên của chương
trình thư điện tử) mà người gửi đã sử dụng sẽ được hiển thị khi bạn đọc thư.
Hiển thị ảnh đính kèm với thư
Nếu bạn chọn Đồng ý và thư nhận được có đính kèm một hay nhiều
ảnh, chúng sẽ được hiển thị trong phần nội dung thư.
Cho phép hiển thị trang in
Nếu bạn chọn Đồng ý, khi đọc thư bạn có thể bấm vào lựa chọn
Hiển thị dạng bản in để hiển thị trang in và in thư ra giấy.
Các lựa chọn khác
Tùy theo cấu hình cài đặt mà CTmail có thể có thêm một số lựa chọn khác
nữa trong phần này như Soạn thư trong cửa sổ mới, Chiều rộng
(chiều cao) của cửa sổ soạn thư, ... Các lựa chọn này khá dễ hiểu nên hy
vọng rằng bạn sẽ có thể tự quyết định được ngay khi cần đến chúng.
7.3 - Làm nổi bật thư trong danh sách
Ý tưởng này xuất phát từ chỗ người dùng có thể phải duyệt một danh
sách gồm rất nhiều thư, rất khó để phân biệt, nhận ra người gửi hay những
thư cần phải đọc ngay. Với khả năng làm nổi bật thư, bạn có thể ấn định màu
nền của những thư thỏa mãn những quy tắc lọc khác nhau những màu kác nhau.
Hãy bấm vào Tạo mới để tạo một quy tắc lọc mới hay bấm vào Thay đổi để
cập nhật lại một quy tắc lọc đã được thiết lập.
Tên bộ lọc
Tên bộ lọc cần được đặt sao cho nhìn vào tên này bạn có thể hiểu
được ý nghĩa của nó. Ví dụ: Nếu bạn muốn làm nổi bật các thư của mẹ, bạn có
thể đặt là Thư của mẹ.
Màu
Thực đơn này giúp bạn dễ dàng chọn được màu nền làm nổi bật những
thư thỏa mãn bộ lọc, bằng cách bấm vào phím radio tuơng ứng hay nhập trực
tiếp mã màu vào ô Màu khác sau khi bấm vào phím radio trước cụm từ
Màu khác.
Chứa xâu
Ở dòng thực đơn cuối cùng bạn có thể chọn trường thông tin cần lọc và một
khóa lọc. Ví dụ: bạn chọn Tiêu đề chứa xâu: "dự án A". Khi đó
tất cả các thư mà tiêu đề có chứa xâu con "dự án A" sẽ được làm nổi bật với
màu nền bạn đã chọn.
7.4 - Thiết đặt chế độ thư mục
Đường dẫn tới thư mục gốc của bạn
Trên một số hệ thống đường dẫn sẽ không được hiển thị. Nếu bạn
không nhìn thấy lựa chọn này, hãy bỏ qua. Trong một số hệ thống khác, việc
thiết đặt đường dẫn này lại là rất cần thiết và bạn phải chỉ định rõ đường
dẫn đầy đủ đến thư mục gốc của bạn - thư mục mà tất cả các thư của bạn sẽ
nằm trong đó hay trong các thư mục con của nó.
Thư mục Sọt rác
Bạn có thể chỉ định thư mục nào là thư mục sẽ chứa những thư mà bạn
đã xóa, mặc định thư mục đó là Sọt rác. Nếu bạn xóa nhầm một thư, bạn có thể
vào thư mục này để lấy lại. Trường hợp bạn thực sự muốn xóa các thư trong
Sọt rác, hãy bấm vào
phía
bên phải Sọt rác để "đốt" các thư trong đó đi. Nếu bạn không muốn chuyển thư
tới thư mục Sọt rác khi xóa chúng, hãy chọn Không dùng thư mục Sọt rác.
Thư mục Đã gửi
Bạn có thể chọn thư mục chứa các thư đã gửi hay Không dùng thư mục
.
Thư mục Nháp
Bạn có thể chọn thư mục chứa các thư nháp hay Không dùng thư mục Nháp.
Vị trí của giao diện Danh sách thư mục
Danh sách thư mục được hiển thị mặc định ở phần giao diện bên trái.
Bạn có thể chọn chuyển giao diện này sang phía phải nếu muốn.
Bề rộng của giao diện Danh sách thư mục
Lựa chọn này giúp bạn định lại kích thước bề rộng của vùng Danh
sách thư mục, chẳng hạn khi bạn đã khởi tạo những thư mục với tên rất dài
hay đã tạo nhiều thư mục lồng nhau. Nhưng nếu bạn đặt kích thước này qúa
lớn, kích thước của vùng làm việc chính sẽ bị thu hẹp.
Tự động đọc lại danh sách thư mục
CCTmail có thể tự động đọc lại danh sách thư mục trong giao diện bên
trái cửa sổ; đồng thời cập nhật thông tin số lượng thư chưa đọc hiển thị bên
phải HỘP THƯ mà không cần bạn phải thường xuyên đọc lại danh sách thư mục
(bằng cách bấm vào
Đọc
lại).
Có thể ấn định chu kỳ đọc lại từ 30 giây đến 20 phút. Tuy nhiên
việc ấn định thời gian dưới 10 phút có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của
Server. Xin hãy hình dung: nếu server hỗ trợ 3.000 người dùng và tất cả đều
thiết đặt tự động lấy thư sau mỗi 5 phút thì trung bình mỗi giây có 10 kết
nối tới server để lấy thư mới, server lại phải quét thư rác cho các thư chưa
đọc... với tốc độ đòi hỏi là 1/10 giây một kết nối. Đấy là phân bố đều, thực
tế thì vào những thời điểm nào đó có thể có đến vài trăm kết nối trong 1
giây và một số người dùng nhận được thông báo lỗi.
Chúng tôi khuyến cáo người dùng để thời gian đọc lại danh sách thư là 20
phút khi không có nhu cầu công tác đặc biệt.
Cho phép cảnh báo thư chưa đọc
Lựa chọn này chỉ định cách thức hiển thị số lượng thư chưa đọc
trong giao diện Danh sách thư mục. Nếu bạn chọn Không cảnh báo sẽ
không có thông tin hiển thị về số thư chưa đọc. Nếu bạn chọn Chỉ HỘP THƯ,
khi có thư mới HỘP THƯ sẽ được hiển thị đậm nét và bên cạnh đó là số lượng
thư chưa đọc. Nếu bạn chọn Tất cả các thư mục thông tin thư chưa đọc
trong từng thư mục sẽ được hiển thị bên phải mỗi tên thư mục. Nếu bạn có
nhiều thư mục, bạn có thể tăng tốc độ hiển thị danh sách thư mục bằng cách
chọn Không cảnh báo hay Chỉ HỘP THƯ.
Kiểu cảnh báo thư chưa đọc
Bạn có hai lựa chọn, chỉ cảnh báo: (số thư chưa đọc) hay cảnh báo dạng:
(số thư chưa đọc / tổng số thư trong thư mục).
Cho phép phân rã và thu gọn thư mục
Lựa chọn này cho phép hiển thị danh sách các thư mục với ký tự '-'
hay '+'. Thư mục được hiển thị với ký tự '+', nghĩa là nó đang được hiển thị
ở dạng thu gọn, che dấu tên các thư mục con của nó. Bấm vào '+' bạn sẽ thấy
danh sách thư mục con. Những thư mục được hiển thị với '-' nghĩa là nó đang
được hiển thị ở dạng phân rã cùng với danh sách các thư mục con của nó. Bấm
vào '-' thư mục sẽ được hiển thị về dạng thu gọn.
Cho phép tích lũy cảnh báo thư chưa đọc
Nếu bạn chọn Không, hệ thống chỉ cảnh báo số thư mới nhận
được, ngượic lại, hệ thống cảnh báo tổng số thư chưa đọc của các lần nhận
trước và thư mới nhận.
Định dạng thời gian trong giao diện Danh sách thư mục
Bạn có thể lựa chọn định dạng hiển thị thời gian trong giao diện
danh sách thư mục theo một trong các kiểu trình bày trong hộp danh sách. Lựa
chọn Định dạng giờ tiếp sau đó cho phép bạn chọn kiểu 12 giờ hay 24
giờ.
Số lần tìm kiếm gần nhất được ghi nhớ kết quả
Nếu bạn tìm kiếm thư trong các thư mục (xem Tìm) kết quả tìm
kiếm có thể được lưu trữ tạm thời để bạn có thể xem lại một cách nhanh chóng
sau này. Bạn có thể thiết đặt số lần tìm kiếm gần nhất được ghi nhớ kết quả
hay không ghi nhớ kết quả trong hộp danh sách phía phải.
7.5 - Thứ tự sắp xếp
Thực đơn này giúp bạn điều khiển thứ tự hiển thị các trường (cột)
thông tin về thư trong danh sách thư. Bạn có thể chọn số trường thông tin
liên quan đến thư và thứ tự của các trường này trong danh sách thư.
Dùng các lựa chọn lên, xuống, xóa bỏ để thay đổi vị trí các trường hay
xóa bỏ chúng.
7.6 - Bộ lọc thư rác
Thư rác (SPAM) là một vấn đề nan giải hiện nay đối với nhiều người
dùng. Thật là khó chịu nếu mỗi ngày bạn thấy hàng chục, thậm chí hàng trăm
thư rác đổ vào HỘP THƯ của bạn. Bạn sẽ phải rất vất vả để dọn dẹp chúng.
Thực đơn này giúp bạn thiết đặt chế độ tự động lọc thư rác và chuyển chúng
vào thư mục xác định. Nguyên lý hoạt động của hệ thống dựa trên sự tham khảo
về các danh sách thư rác từ 27 liên kết đến các máy phục vụ khác trên
Internet.
Thiết đặt bộ lọc
Hãy bấm vào Thay đổi để vào trang thiết đặt cấu hình của bộ lọc.
Bấm vào Kết thúc khi đã hoàn tất các thiết đặt của bạn.
Chuyển thư rác tới
Tùy chọn này giúp bạn chỉ định tên thư mục chứa thư rác để bộ lọc
sẽ tự động chuyển những thư rác tới thư mục này. Sẽ là mạo hiểm nếu bạn chọn
thư mục Sọt rác Trash, bởi vì có thể một thư nào đó bị bộ lọc xem xét
nhầm là thư rác mà bạn không biết. Khuyến cáo của chúng tôi thể hiện qua
việc đã tạo sẵn thư mục Thư rác và khai báo chuyển thư rác vào đó.
Phạm vi quét
Sẽ mất nhiều thời gian nếu phải quét số lượng lớn thư. Bạn chỉ cần
quét những như chưa đọc. Tuy nhiên nếu bạn có những thay đổi nào đó đối với
bộ lọc, hãy quét tất cả các thư, sau đó xem lại HỘP THƯ (Inbox) trước khi
đặt lại chế độ chỉ quét các thư mới.
Danh sách các liên kết lọc thư rác
Phần còn lại của trang thiết đặt bộ lọc là danh sách các máy phục
vụ cùng liên kết chia sẻ thông tin lọc thư rác. Chúng tôi để nguyên tên gọi
tiếng Anh của các máy phục vụ này, bao gồm tổng cộng 27 liên kết đến các hệ
thống miễn phí trên Internet.
7.7 - Bộ lọc Bayes - Lọc thư rác thông minh
BayesSpam là một bộ lọc thông minh được xây dựng theo hướng duyệt
qua một số lượng nào đó các ký tự của thư và tính toán một chỉ số xác định
thư đó là dương tính đối với thư rác hay không. Bộ lọc sẽ tự học từ cách bạn
nhìn nhận các thư rác và nhờ đó mà nó có khả năng lọc thư rác với độ chính
xác ngày càng cao. Trang thiết đặt các thông số của bộ lọc đã được trình bày
các hướng dẫn trực tiếp khá chi tiết.
7.8 - Chú ý
Như đã nói ở trên, mỗi lần bạn đăng nhập, CTmail sẽ mất thời gian
để lọc ra các thư rác và đưa chúng vào thư mục Thư rác. Để giảm thời gian
lọc thư rác, bạn sẽ thiết đặt chế độ chỉ quét những thư chưa đọc trong các
thư mục lưu trữ (trừ ra các thư mục Thư nháp, Đã gửi chẳng hạn). Tuy vậy,
ngay cả như thế, thời gian lọc thư rác cũng có thể kéo dài nếu bạn có quá
nhiều thư chưa đọc. Hãy thử làm phép tính: giả sử bạn có 120 thư chưa đọc,
thời gian kiểm tra mỗi thư là 1/2 giây suy ra khi đăng nhập bạn sẽ phải chờ
đến 50 giây để bộ lọc kiểm tra thư rác.Vì vậy hãy giúp cho CTmail hoạt động
nhanh nhẹn bằng cách không để tồn đọng thư chưa đọc. Hãy duyệt và đọc thư
mỗi ngày!
8 – Tìm
Với công cụ hữu ích này, bạn có thể tìm kiếm thư xuyên qua tất cả
các thư mục hay trong một thư mục chỉ định, theo những tiêu chí xác định
liên quan tới nội dung thư hay cả các thông tin biên nhận thư .
8.1 - Khái lược
Bạn đơn giản chỉ cần chọn tên thư mục mà bạn muốn tìm kiếm trong
đó, nhập vào một vài thông tin (khóa tìm kiếm), chọn thành phần của cấu trúc
thư (Người gửi, Tiêu đề, ...). Sau khi bạn bấm phím lệnh Tìm danh
sách các thư thỏa mãn khóa tìm kiếm sẽ hiển thị tương tự như trong giao diện
Danh sách thư và bạn có thể thực hiện mọi thao tác như trong giao diện Danh
sách thư: đọc, xóa, chuyển thư mục, gửi đi tiếp, ...
Chú ý rằng, khi bạn đang duyệt một thư mục hay đọc một thư và lại
bấm vào thực đơn Tìm thì thư mục để tìm kiếm sẽ được đặt tự nhiên là thư mục
hiện tại. Ví dụ: Bạn đang duyệt hay đọc thư ở thư mục "Bạn bè", nếu bạn bấm
thực đơn Tìm thì thư mục "Bạn bè" sẽ được đặt một cách tự nhiên là thư mục
bạn muốn tìm kiếm trong đó.
8.2 - Trường tìm kiếm
Như đã biết, cấu trúc của mỗi thư bao gồm nhiều thành phần thông
tin mà ta thường gọi là các trường thông tin. Bạn đã có thể lựa chọn thư mục
để tìm kiếm, bạn cũng có thể chọn Trường thông tin để tìm kiếm, gọi tắt là
Trường tìm kiếm. Cùng dòng với hộp chọn thư mục nhưng ở phía bên phải là hộp
chọn Trường tìm kiếm, bao gồm các lựa chọn: Nội dung thư, Tất cả, Tiêu đề,
Người gửi, Đồng gửi, Người nhận.
Nội dung - Việc tìm kiếm sẽ chỉ thực hiện trong nội dung thư- phần
chứa nhiều nhất các thông tin quan trọng của thư.
Tất cả - Việc tìm kiếm sẽ được thực hiện tại tất cả các
trường tìm kiếm. Trừ khi bạn hiểu rõ về biên nhận thư vàtiêu chí muốn tìm,
kết quả của phép tìm kiếm này có thể nhiều hơn mong đợi của bạn .
Tiêu đề - Chỉ tìm trong trường Tiêu đề.
Người gửi - Người đã gửi thư tới. Chú ý rằng thực ra trường
Người gửi bao gồm cả họ tên người gửi và địa chỉ thư điện tử của họ. Nhưng
CTmail thường chỉ hiển thị địa chỉ nên nếu bạn tìm theo họ tên thì kết quả
tìm được vẫn chỉ thấy thông tin địa chỉ người gửi.
Người nhận - Người hay địa chỉ nhận thư.
Đồng gửi - Chỉ tìm trong trường Đồng gửi.
8.3 - Kết quả những lần tìm gần nhất Nếu bạn thiết đặt lựa
chọn Số lần tìm kiếm gần nhất được ghi nhớ kết quả trong thực đơn Tùy
biến ở phần Thiết đặt chế độ thư mục, kết quả của nhiều lần tìm kiếm (tối đa
9 lần) sẽ được lưu trữ lại để bạn có thể xem lại một cách nhanh chóng nhất.
Lựa chọn bỏ qua để sẽ loại bỏ kết quả của lần tìm kiếm tương ứng ra khỏi
danh sách. Lựa chọn ghi lại để ghi lại kết quả tìm kiếm vào thư mục Lưu trữ
kết quả tìm kiếm đến khi bạn muốn xóa chúng. Lựa chọn xem để xem lại kết quả
tìm kiếm.
9 - Một số câu hỏi thường gặp (FAQ)
Thời gian cho thấy nhiều người thường đặt những câu hỏi giống nhau
khi sử dụng CTmail. Phần này trình bày danh sách các câu hỏi thường gặp nhất
và câu trả lời.
9.1 - Tôi có thể lấy nhiều địa chỉ từ sổ địa chỉ?
Được. Sổ địa chỉ sẽ hiển thị tất cả các địa chỉ thỏa mãn tiêu chí
tìm kiếm của bạn. Bạn có thể lựa chọn nhiều địa chỉ để điền vào các ô Người
nhận, Đồng gửi hay Đồng gửi (ẩn) bằng cách đánh dấu vào các hộp đánh dấu -
¨, tương ứng trong danh sách địa chỉ, sau đó bấm phím lệnh Sử dụng.
Tất cả các địa chỉ mà bạn lựa chọn sẽ được điền một cách chính xác vào các ô
nhập liệu Người nhận, Đồng gửi hay Đồng gửi (ẩn). Trường hợp sổ địa chỉ được
định dạng Kịch bản Java (lựa chọn Định dạng sổ địa chỉ của
thực đơn Tùy biến) bạn chỉ việc bấm vào các lựa chọn Gửi tới hay Đồng gửi
(Cc) hay và Gửi (ẩn) (Bcc) tương ứng trên các dòng địa chỉ để đưa chúng vào
các ô nhập liệu Người nhận, Đồng gửi hay và Gửi (ẩn) một cách tương ứng.
9.2 - Tôi có thể thêm một địa chỉ trực tiếp từ thư điện tử vào sổ địa
chỉ được không?
Được, hãy bấm vào
Thêm
vào sổ địa chỉ ở ngay phía phải của dòng Người gửi trong giao diện đọc nội
dung thư.
9.3 - Tôi có thể thiết đặt để CTmail tự động thêm họ tên người gửi thư
vào cuối thư được không?
Được. Họ tên, chức danh người gửi, ... ở cuối mỗi thư sau đây được
gọi tắt là chữ ký. Việc thiết đặt để CTmail tự động thêm chữ ký vào cuối mỗi
thư, hãy vào Tùy biến => Thông tin cá nhân. Ở dòng nhập liệu thứ tư
(Chữ ký:) hãy nhập vào những thông tin cần thiết: Họ và tên, chức danh, số
điện thoại, ... Sau đó, phía dưới cùng Các lựa chọn đối với chữ ký
hãy đánh dấu vào phím radio Đồng ý ở dòng Dùng chữ ký hoặc Chữ ký với dòng
'--' và bấm phím lệnh Đồng ý.
9.4 - Tại sao có thư bị đưa nhầm vào Thư rác? Làm thế nào để đưa nó
trở lại
Câu trả lời ngắn gọn đã có trong Trợ giúp => Giới thiệu về CTmail,
mục 1.2 - Lưu ý đặc biệt cho người mới sử dụng.
Sau đây là giải thích đầy đủ hơn. Như tất cả các hệ thống như Yahoo,
Gmail, ... CTmail hỗ trợ hai mức quét thư rác.
-
Mức thứ nhất từ ngay VNUmail gateway. Tất cả các thư đến đều
được đánh giá theo một thuật toán thông minh gọi là thuật toán Bayes.
Những thư có chỉ số Bayes cao sẽ ngay lập tức bị đóng dấu **SPAM/Thư
rác** ở tiêu đề thư. Và sau đó sẽ bị Bộ lọc thư đưa vào thư mục
Thư rác theo phép lọc: Tất cả những thư mà tiêu đề có chứa 'SPAM' thì
đưa vào thư mục Thư rác.
-
Mức thứ hai - tùy theo người dùng. Một thư có thể bị coi là thư
rác với người này nhưng không bị coi là thư rác với người khác. Vì vậy
CTmail cho phép người dùng thiết lập các tùy biến dùng hai hệ thống quét
thư rác nữa:
- Bộ loc thư rác theo các danh sách đen mà các tổ chức quốc tế
cung cấp. Người dùng có thể, BẬT hay TẮT việc sử dụng các danh sách này.
- Bộ lọc Bayes - Lọc thư rác thông minh Lọc thư rác theo thuật
toán Bayes. Thuật toán được xem là thông minh theo nghĩa, người dùng có
thể "dạy" cho nó hiểu thư như thế nào là thư rác. Khi được dạy nhiều
lần, cơ sở dữ liệu của bộ lọc ngày càng lớn hơn, nó sẽ phân biệt được
thư rác ngày càng chính xác hơn. Chi tiết về cách dạy đã có trong Trợ
giúp => Giới thiệu về CTmail, mục 1.2 - Lưu ý đặc biệt cho người
mới sử dụng. Những thiết đặt cần thiết có trong Tùy biến => Bộ
lọc Bayes - Lọc thư rác thông minh
Chú ý rằng: Việc lọc thư rác ở mức thứ hai được kích hoạt khi người
dùng đăng nhập hệ thống, nên nếu bạn có quá nhiều thư chưa đọc trong HỘP THƯ
bộ lọc sẽ mất nhiều thời gian để làm việc và bạn sẽ phải chờ đợi có thể rất
lâu. Vì vậy hãy duyệt thư hàng ngày. Những thư chưa thể đọc ngay hãy chuyển
nó vào một thư mục riêng và thiết đặt để bộ lọc bỏ qua thư mục ấy.
9.5 - Tại sao tất cả các thư rác đều chui vào thư mục HỘP THƯ của tôi,
Khi có thư rác cứ nhất định nằm lại một thư mục nào đó (chẳng hạn HỘP
THƯ) dù rằng bạn đã đánh dấu nó và bấm vào
(như
đã có hướng dẫn trong 1.2 - Lưu ý đặc biệt cho người mới sử dụng. bạn
cần phải xem lại những khai báo sau đây:
-
Bạn đã có thư mục chứa thư rác chưa? Mặc định nó là thư mục có
tên Thư rác (ở giao diện phía bên trái), tuy nhiên có thể vì vô tình bạn
đã xóa mất thư mục này đi rồi.
-
Nếu đã có thư mục Thư rác . Bạn cần xem lại xem đã thiết đặt chuyển
thư rác vào thư mục nào. Hãy vào Tùy biến => Bộ lọc Bayes - Lọc thư
rác thông minh để ấn định thư mục chứa thư rác: là Thư rác. Sau đó
nhớ bấm ngay phím lệnh Lưu lại
-
Bạn cũng cần kiểm tra ở Tùy biến => Bộ lọc thư rác đã có hay
chưa dòng thông báo:
Thư rác được gửi tới INBOX.Thư rác Việc quét thư rác được ấn định cho
Chỉ những thư chưa đọc
Các dòng trong danh sách dưới đó đã ở trạng thái BẬT hay chưa?
Nếu chưa, hãy bấm vào Thay đổi để thiết lập lại. Các thiết đặt ở đây giúp
CTmail lọc thư rác theo các danh sách đen được các tổ chức quốc tế hỗ trợ
chống thư rác.
Chú ý rằng thiết đặt "Việc quét thư rác được ấn định cho Chỉ những thư
chưa đọc" có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ của
Ctmail khi bạn đăng nhập. Hãy xem thêm Trợ giúp => Tùy biến các mục
7.6, 7.7, 7.8.
9.6 - Tôi nhận được thư rác mà địa chỉ người gửi là chính tôi? Giải
quyết thế nào?
Hiện tượng người dùng nhận được thư rác gửi từ địa chỉ của chính mình, có
những nguyên nhân sau:
1. Nhẹ nhất: Hacker biết được địa chỉ thư của họ và dùng một hệ
thống mail không có khả năng chống thư mạo danh nào đó để mạo danh người
dùng gửi thư rác. Biện pháp chúng hay sử dụng là mạo danh người dùng gửi thư
đến một máy sinh thư rác, máy này sẽ tự động sinh thư rác gửi đến người
dùng.
2. Nặng hơn: Hacker đã lấy được mật khẩu của người dùng, nhưng chỉ
làm đơn giản là đăng nhập vào VNUmail rồi gửi thư rác đi. Trong trường hợp
này, người dùng sẽ nhìn thấy thư rác gửi đi trong thư mục Đã gửi của mình.
3. Rất nặng: Hacker đã lấy được mật khẩu của người dùng và dùng một
phần mềm sinh thư rác tự động (với tốc độ, khối lượng rất lớn) để phát tán
thư qua VNUmail. Trường hợp này thường gây tắc nghẽn mạng và quản trị buộc
phải can thiệp khẩn cấp khi phát hiện.
Biện pháp giải quyết:
1. Trong mọi trường hợp, sau khi phát hiện, nên đổi mật khẩu ngay
(sẽ khắc phục được 2. và 3. tuy không khắc phục được 1.). Nên đổi mật khẩu
định kỳ, với mật khẩu không quá đơn giản: độ dài từ 6 ký tự trở lên, dùng
chữ xen lẫn số.
2. Đánh dấu những thư ấy và bấm vào nút báo thư rác như cách vẫn làm với
thư rác.
3. Để hạn chế việc Hacker lấy được địa chỉ thư của mình, trong các
thư, các trang thông tin giới thiệu địa chỉ thư của mình nên để ở dạng
username[at]vnu.edu.vn.
Xin hãy chú ý rằng Thư rác là một vấn nạn ngày càng phát triển phức
tạp. Cách nhìn nhận một thư là thư rác lại khác nhau đối với mỗi người dùng.
Các hệ thống thư chỉ có thể hỗ trợ người dùng bằng cách phát hiện chúng theo
một số tiêu chí và lọc chúng chuyển vào một thư mục riêng vì nếu chủ động
xóa chúng đi lại có thể gây nên sự cố đáng tiếc cho người dùng.
9.7 - Tại sao thỉnh thoảng tôi lại nhận được thông báo lỗi và đôi khi
phải đăng nhập lại?
Nhiều webmail ấn định một khoảng thời gian hạn chế, trong khoảng
thời gian đó, nếu người dùng không có bất cứ một thao tác nào với nó, nó sẽ
tự động đăng xuất. Nếu muốn làm việc tiếp buộc phải đăng nhập lại. CTmail
không ấn định hạn chế một khoảng thời gian nào cả, vì vậy về nguyên tắc
người dùng có thể để hệ thống hoạt động bao lâu tùy thích, cho đến khi thực
hiện thao tác đăng xuất (bấm vào
Đăng
xuất/b>).
Tuy nhiên, CTmail lại có chức năng tự động kết nối với server để
lấy thư mới sau mỗi khoảng thời gian ấn định. Nếu người dùng ấn định khoảng
thời gian này quá ngắn, và rất nhiều người dùng khác cùng làm như vậy thì có
thể server sẽ chậm trễ trong việc đáp ứng các kết nối, gây nên thông báo
không thể kết nối được và người dùng phải đăng nhập lại. Chúng tôi khuyến
cáo đặt chu kỳ tự động lấy thư mới ở mức 20 phút / lần. (Xem thêm Trợ
giúp => Tùy biến, mục 7.4 - Thiết đặt chế độ thư mục => Tự động đọc lại danh
sách thư mục.)
9.8 - Dùng giao thức https có ích lợi và phiền phức gì?
Giao thức https là http bổ sung giải pháp hỗ trợ mã hóa thông tin
trên đường truyền (SSL) để chống lại việc kẻ xấu dùng các chương trình nghe
lén trên mạng lấy cắp thông tin tài khoản, mật khẩu của người dùng. Vì vậy
khi truy cập VNUmail, dùng https://mail.vnu.edu.vn sẽ tốt hơn là dùng
http://mail.vnu.edu.vn. Tuy nhiên vì VNUnet dùng giải pháp openSSL miễn
phí, không được đảm bảo bởi các công ty bảo mật nào cả nên người dùng có thể
gặp một số thông báo cảnh báo lúc sử dụng https. Chi tiết xin mời đọc
Hướng dẫn chi tiết truy cập CTmail với https.
9.9 - Sau khi tôi đổi mật khẩu, phải đăng nhập lại, tại sao lại phiền
phức như vậy?
Khi triển khai CTmail cho Trường Đại học Công nghệ, chúng tôi đã
tích hợp hệ thống với LDAP để quản trị người dùng một cách tập trung cho tất
cả những dịch vụ sẽ bổ sung sau này. Như thế, mỗi khi có thêm dịch vụ mới
trên Ctnet, người dùng có thể sử dụng ngay với cùng tên đăng nhập và mật
khẩu cho hệ thống Ctmail.
Như vậy việc đổi mật khẩu được thực hiện bởi LDAP và đúng ra thì
phải tách nó ra thành một giao diện riêng bên ngoài hệ thống CTmail. Nhưng
hiện tại, chúng tôi tạm thời liên kết nó vào như một chức năng của CTmail để
tiện cho người dùng. Khi có thêm dịch vụ nữa được bổ sung, chắc chắn chúng
tôi sẽ phải tách rời chức năng này ra ngoài CTmail để tránh hiểu lầm.
9.10 - Tôi có thể dùng hệ thư điện tử này ở đâu?
Ở bất cứ nơi nào bạn có thể sử dụng một bộ duyệt web (Mozilla FireFox,
IE, Mozilla, Opera, Google Chrome...).
9.11 - Cần phải khai báo các tham biến cho mail client thế nào để lấy
thư về máy tính cá nhân?
Vấn đề này đúng ra không liên quan đến web mail mà liên quan đến hệ
thống mail servers (các máy phục vụ thư). Nhưng người dùng lại thường truy
cập trang Trợ giúp với hy vọng tìm được mọi giải đáp cho những khúc mắc của
mình. Vì vậy chúng tôi giới thiệu luôn vấn đề này ở đây.
Để các phần mềm mail client có thể lấy được thư về và gửi được thư
đi, cần phải khai báo cho nó các thông tin về máy phục vụ mà bạn sẽ lấy thư
về từ đó (Incoming Server) và máy phục vụ sẽ nhận thư bạn gửi đi (Outgoing
Server)
Hệ thống các máy phục vụ thư của VNUnet hỗ trợ hai giao thức lấy thư về
là POP3S và IMAPS
-
Nếu dùng POP3S: khai báo server name: mail.vnu.edu.vn, port: 995, đòi
hỏi dùng SSL
-
Nếu dùng IMAPS: khai báo server name: mail.vnu.edu.vn, port: 993, đòi
hỏi dùng SSL
Máy phục vụ nhận thư bạn gửi đi dùng giao thức SMTP Server name:
mail.vnu.edu.vn, port: 25, đòi hỏi dùng SSL và Authentication (chống mạo
danh gửi thư).
Bạn có thể xem hay chép về:
-
Tệp PDF hướng dẫn chi tiết việc thiết đặt các tham biến cho Outlook Express
-
Tệp PDF hướng dẫn chi tiết việc thiết đặt các tham biến cho ThunderBird
9.12 - Ai đã viết CTmail?
CTmail là bản phát triển SquirrelMail với nhiều mô đun tích hợp của
Trung tâm Mạng và eLearning (CCNE), Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc
gia Hà Nội. Ai đã viết SquirrelMail? Rất nhiều người cùng tham gia và giúp
đỡ làm nên sản phẩm này. Để biết được danh sách về họ, xin mời bạn tham khảo
web site
www.SquirrelMail.org.
9.13 - Webmail là gì vậy?
Webmail là phần mềm được xây dựng và cài đặt hoạt động trên các máy
phục vụ. Được thiết kế để bạn có thể sử dụng nó qua một bộ duyệt web. Nó
giúp bạn giao dịch với máy phục vụ thư để lấy, đọc thư và gửi thư tới những
địa chỉ khác. CTmail tổ chức cho bạn giao dịch qua giao thức truyền thông
IMAP với tài khoản thư của bạn trên máy phục vụ thư .
9.14 - Tại sao lại dùng webmail thay vì sử dụng các trình thư thông
thường khác (mail client) hoạt động trên máy tính của bạn?
Bạn còn nghi ngờ rằng webmail sẽ không bao giờ là một thay thế hoàn
hảo cho các chương trình thư thông thường ư? Nếu bạn có ít nhất một lần cần
kiểm tra hộp thư của mình trong lúc đang ở nhà bạn bè hay đang trong một
chuyến đi xa, ... nghĩa là trong những trường hợp bạn đang phải xa chiếc máy
tính thường dùng của bạn, bạn sẽ hiểu ngay giá trị của webmail nói chung và
CTmail nói riêng.
9.15 - CTmail làm việc như thế nào?
CTmail dùng giao thức IMAP - một giao thức tốt hơn POP3, bạn có thể
tìm thêm thông tin tại
imap.org.
CTmail dùng các hàm nội tại của IMAP chứ không dùng các hàm được xây dựng
trong PHP4. Điều này không quan trọng gì, ngoại trừ việc có thể gây khó khăn
khi cài đặt. Nhưng, ơn chúa, đã không có khó khăn gì.